Trong Hội thảo “Tự kỷ tại Việt Nam: hiện trạng và thách thức” diễn ra ngày 01/04/2016 tại Hà Nội, bà Hoàng Ngọc Bích, Chủ tịch mạng lưới Người tự kỷ Việt Nam (VAN), cho biết: Ở Việt Nam hiện đang có hơn 200.000 người tự kỷ trên tổng số gần 90 triệu dân và con số này vẫn đang tăng lên hằng ngày với tốc độ rất nhanh. Hiện cộng đồng người tự kỷ đang gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, khó khăn lớn nhất là làm sao để họ được tôn trọng và hòa nhập trong xã hội.
Trẻ tự kỷ là gì?
Tự kỷ là chứng rối loạn về sự phát triển hành vi, có thể ảnh hưởng đến các kĩ năng cơ bản của trẻ. Ví dụ như: kỹ năng tạo lập và phát triển các mối quan hệ xã hội, kỹ năng giao tiếp hoặc khả năng vận dụng trí tưởng tượng. Trẻ bị tự kỷ cũng bị giảm hứng thú đối với môi trường bên ngoài đi rất nhiều. Thế giới quan của một trẻ tự kỷ trở nên rất khác biệt so với những trẻ bình thường.
Nguyên nhân gây ra trẻ tự kỷ
Có rất nhiều giả thuyết về nguyên nhân gây ra
Trẻ tự kỷ như bệnh lý thai kỳ, do di truyền, môi trường hay do sự khiếm khuyết về não bộ. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu về nguyên nhân gây ra tình trạng tự kỷ vì chưa có một kết luận toàn diện, đầy đủ.
gbbvPyXrzV4KAK2FJZRK9g%3D%3D&Rest-Api-Key=d3Bhc3F1aWw6NjM3MzU2MWEtNzYzMC00OTc5LTkyMTAtOTJjYTU0NGEwZWFl.png
Do bệnh lý mẹ mắc phải trong thời kỳ mang thai
Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, khi mang thai phụ nữ mặc phải một số bệnh lý có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ và gây ra chứng bệnh trẻ tự kỷ như:
– Một số nguyên nhân có thể kể đến như người mẹ mắc virus Rubella trong thời kỳ mang thai, điều này làm cho não của thai nhi kém phát triển, gây ra bệnh tự kỷ ở trẻ.
– Một số bệnh lý tuyến giáp gây thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong kỳ thai nghén cũng được giới chuyên môn công nhận là nó làm ra những thay đổi trong não thai nhi, dẫn tới tự kỷ.
– Người mẹ mặc tiểu đường và béo phì, và sử dụng thuốc chống co giật trong khi mang thai.
– Trong quá trình mang thai người mẹ sử dụng một số thuốc có hại như: thalidomide và axit valproic.
Do yếu tố di truyền
Nhiều ý kiến cho rằng gen đóng một vai trò trong sự hình thành và phát triển của chứng tự kỷ ở trẻ. Một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng các cặp song sinh cùng trứng có nhiều khả năng cả hai bị ảnh hưởng hơn so với cặp song sinh khác trứng. Trong một gia đình có một đứa trẻ mắc chứng tự kỷ, thì nguy cơ đứa trẻ khác mắc chứng tự kỷ là khoảng 5 % – 20%, tỷ lệ cao hơn nhiều so với dân số bình thường.
Các nhà khoa học nghi ngờ rằng gen hoặc gen bị lỗi có thể làm cho một người dễ mắc chứng tự kỷ hơn khi có thêm các yếu tố khác tác động, chẳng hạn như mất cân bằng hóa học, virus hoặc hóa chất hoặc thiếu oxy khi sinh.
Do khiếm khuyết não bộ
Trong quá trình sinh trẻ bị chấn thương sọ não do can thiệp sản khoa.
Chảy máu não, chảy máu màng não sơ sinh.
Chấn thương sọ não.
Bệnh viêm não.
Bại não ở trẻ.
Thiếu oxy cho não.
Do môi trường
Trong thời kỳ mang thai là người mẹ sử dụng rượu,bia, chất kích thích gây ra ảnh hưởng đến quá trình phát triển ở trẻ và dẫn đến chứng tự kỷ ở trẻ. Khi mang thai người mẹ tiếp xúc nhiều với không khí ô nhiễm, đặc biệt là kim loại nặng có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ.
vzNDGnwfTE8tgG8pQPFHmQ%3D%3D&Rest-Api-Key=d3Bhc3F1aWw6NjM3MzU2MWEtNzYzMC00OTc5LTkyMTAtOTJjYTU0NGEwZWFl.png
Các tác nhân môi trường có thể bao gồm flavonoid trong thực phẩm, khói thuốc lá và hầu hết thuốc diệt cỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ.
Biểu hiện của trẻ tự kỷ
Chứng tự kỷ thường xuất hiện trước khi trẻ được 3 tuổi. Một số dấu hiệu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ ở trẻ mà ba mẹ cần chú ý.
Rối loạn phát triển ngôn ngữ
Trẻ chậm nói so với mốc tuổi thông thường.
Trẻ khó truyền đạt mong muốn và suy nghĩ của mình bằng lời nói. Trẻ không hiểu những gì mọi người nói. Trẻ sử dụng ngôn ngữ một cách khác thường (chẳng hạn như lặp lại từ hoặc bài hát). Trẻ không đáp ứng với tiếng động và không trả lời khi được gọi tên cũng là một dấu hiệu của trẻ tự kỉ. Trẻ không quan tâm đến mọi thứ xung quanh. Ví dụ như không trỏ và tò mò đến các đồ vật ngay bên cạnh, không thể hiện sự quan tâm khi người khác chỉ đến những đồ vật. Trẻ không chỉ vào đồ vật hay bức tranh khi được hỏi.
Giảm khả năng tương tác xã hội
Trẻ thích chơi một mình, thay vì yêu cầu người khác chơi với mình. Hiếm khi sử dụng cử chỉ hoặc nét mặt khi giao tiếp Tránh tiếp xúc bằng mắt Không quan tâm đến việc tương tác với những người khác, kể cả cha mẹ hay trẻ em ở độ tuổi tương tự. Không hiểu cách mọi người thường tương tác xã hội, chẳng hạn như chào mọi người hoặc chia tay mọi người. Không thích tham gia các hoạt động mà hầu hết trẻ em ở độ tuổi của chúng thích